Vừa chạy vừa kiếm tiền với trào lưu mới Move-to-Earn

Bất chấp những tín hiệu đi xuống của thị trường crypto, vốn hóa của nhóm coin Move-to-Earn vẫn giữ được đà tăng, chạm mốc 2,1 tỷ USD vào ngày 25/4/2022. Nhiều đồng tiền mã hóa liên tục đạt đỉnh, thậm chí có tốc độ tăng trưởng lên tới 3 con số chỉ trong 7 ngày. Nổi bật như StepN (GMT), Dotmoovs (MOOVS), Digital Fitness (DEFIT),…

Move-to-Earn hay Chạy để kiếm tiền là việc thông qua công nghệ cảm biến, GPS và ứng dụng chuyên biệt, người dùng sẽ di chuyển để kiếm coin thưởng dựa trên thành tích vận động của mình. Theo Jerry Huang – đồng sáng lập StepN, mỗi người chơi mới có thể kiếm được 20-30 USD một ngày chỉ với việc đi bộ hoặc chạy trong 10 phút. Đối với những người chơi chuyên nghiệp, con số này có thể đạt tới 300-450 USD trong 60 phút.

Cơn sốt Move-to-Earn vẫn đang càn quét thị trường crypto toàn cầu

Trào lưu Chạy để kiếm tiền thực sự bùng nổ từ giữa tháng 4 năm nay khi đồng GMT của dự án Stepn tăng hơn 250 lần so với thời điểm gọi vốn qua IEO. Hiện tại, nó đã trở thành một cơn sốt vô cùng thịnh hành trên toàn thế giới.

Trước đó, cộng đồng crypto từng “cuồng nhiệt” với Play-to-Earn (Chơi để kiếm tiền) thông qua các tựa game đình đám như Axie Infinity, Decentraland, The Sandbox,… Tuy nhiên, Move-to-Earn nổi bật hơn ở một số điểm: kết hợp các yếu tố của GameFi, SocialFi và NFT; không yêu cầu người chơi “ingame” liên tục mà vẫn nhận được giá trị tương đương. Quan trọng hơn cả, người chơi buộc phải vận động, vừa góp phần nâng cao sức khỏe, vừa nhận được token thưởng hoặc NFT để tạo thu nhập.

Move-to-Earn và những “cánh cửa” mới của NFT

Move-to-Earn không chỉ mang đến một phương thức kiếm tiền mới cho cộng đồng crypto, nó còn mở ra những hướng đi chưa từng có trong lĩnh vực crypto, đặc biệt là NFT. Không ít cuộc bàn luận đã nổ ra, rằng trong tương lai, sẽ có thêm những trào lưu đưa thị trường crypto và NFT tiệm cận hơn với những nhu cầu thực tiễn của chúng ta?

Move-to-Earn và những “cánh cửa” mới của NFT

Theo anh Võ Đình Trí – giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM và IPAG Business School Paris (Pháp), cố vấn tài chính của dự án bePAY Finance, NFT nên được nhìn nhận ở góc độ rộng hơn, không chỉ là phương tiện thanh toán trên không gian kỹ thuật số như token hay coin; cũng không chỉ là một kênh đầu tư, đầu cơ đơn thuần mà việc mua NFT gắn liền với một giá trị thiết thực nào đó đối với người sở hữu…

Thực tế, bên cạnh Chạy để kiếm tiền thì đã xuất hiện một số dự án nhen nhóm ý tưởng “Ăn uống để kiếm tiền”. Nền tảng NFT Marketplace chuyên biệt dành cho KOLs toàn cầu mang tên bePAY đã có những động thái triển khai chiến dịch “Drink-to-Earn”. Theo đó, người dùng có thể đi uống Cafe ở những gian hàng đối tác của bePAY và nhận thưởng sau khi thưởng thức đồ uống yêu thích.

Nền tảng bePAY nhen nhóm dự án “Drink-to-Earn”

Dù vậy, kể cả Play-to-Earn, Move-to-Earn hay Drink-to-Earn, chỉ khi mang đến những giá trị thực sự cho người dùng, khiến họ sẵn sàng đón nhận thì trào lưu mới đảm bảo sự phát triển mang tính bền vững.

“Dự án có quá nhiều người kiếm tiền hơn việc chi tiền, bản chất vẫn là một mô hình đa cấp, tiền thu về của người chơi sau dùng để trả cho người chơi trước. Nhưng nếu người dùng sẵn sàng ở lại với nền tảng, lượng chi tiêu lớn hơn lượng đầu tư, nó sẽ có thể phát triển ổn định…”, trang Wu Blockchain nhận định.