Ngoài ra, các cấp CĐ cũng đã thực hiện phản biện thông qua tổ chức 17.363 hội nghị phản biện, 17.244 lần gửi dự thảo văn bản và đối thoại trực tiếp 28.868 cuộc; nội dung góp ý, phản biện dự án luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của CNVC-LĐ, trong đó có Bộ Luật Lao động. Đặc biệt, thực hiện chức năng đại diện, các cấp CĐ đã triển khai nhiều chương trình chăm lo có sức lan tỏa lớn như “Tết sum vầy”, ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện các chương trình phúc lợi nhằm cải thiện và nâng cao đời sống đoàn viên – lao động. Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết trong thời gian tới, hoạt động giám sát của tổ chức CĐ sẽ đổi mới phương thức theo hướng xây dựng chủ đề hằng năm, theo từng lĩnh vực, giám sát từ cấp tỉnh đến trung ương; tập trung ghi nhận, phản ánh các vấn đề liên quan sát sườn đến việc làm, đời sống người lao động.

Cán bộ Công đoàn TP HCM góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi. Ảnh: THANH NGA

Tại buổi làm việc với Tổng LĐLĐ Việt Nam mới đây, ông Hầu A Lềnh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam – đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo rất bài bản, có trách nhiệm trong việc thực hiện Luật MTTQ Việt Nam của tổ chức CĐ Việt Nam. Nhiều nội dung phản biện của CĐ các cấp đã được các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. 


N.Tú

Chia sẻ