Theo đó, bệnh nhân thứ nhất là nữ, tên C.T.P (SN 1965; ngụ tỉnh Bạc Liêu), nhập viện cấp cứu trong tình trạng được chuyển đến với chẩn đoán viêm ruột thừa cấp- Blốc nhĩ thất độ II và có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, nhịp tim chậm. Bệnh nhân phát hiện rối loạn nhịp chậm nhưng không điều trị và không khám sức khỏe định kỳ.

Các bác sĩ đang phẫu thuật cho 1 trong 2 bệnh nhân.

Bệnh nhân thứ 2 là nam, tên N.H.S (SN 1975; ngụ tỉnh Hậu Giang), nhập viện trong tình trạng được bệnh viện địa phương chuyển đến vì sỏi niệu quản và thận ứ nước. Bệnh nhân không biết tình trạng nhịp tim chậm trước đó và cũng không khám sức khỏe định kỳ. Xác định nhịp tim rất chậm, nguy cơ đột tử nên các bác sĩ tiến hành đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cấp cứu và đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân.

Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân C.T.P

Do hoàn cảnh kinh tế cả 2 bênh nhân đều rất khó khăn, Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ đã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho cả 2 trường hợp.

Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân nam tên N.H.S

Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn, Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ – cho biết nhịp tim chậm là tình trạng nhịp tim dưới 60 lần/phút. Khi bị bệnh lý rối loạn nhịp chậm, tim đập chậm hơn bình thường, bệnh nhân sẽ mệt, không có khả năng gắng sức, choáng váng, trường hợp nặng thì có thể dẫn đến ngất do thiếu máu não, có khi ngưng tim đột tử.

DS Phong đưa ra lời khuyên rằng để phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp tim chậm, có biểu hiện mệt, choáng váng, không có khả năng gắng sức, ngất xỉu thì người dân cần đi khám bệnh ngay để tầm soát phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp chậm, đồng thời khám sức khỏe định kỳ hàng năm để tầm soát bệnh.


Trường Huy

Chia sẻ