Phiên họp lần này tập trung thảo luận, cho ý kiến về 6 nội dung: Tờ trình về việc giải quyết hợp đồng lao động (HĐLĐ) tại các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Tờ trình hướng dẫn công tác nhân sự Ban Chấp hành theo kế hoạch Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; Tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19-12-2016 về việc ban hành quy định về quản lý tài chính, tài sản Công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính Công đoàn; Tờ trình kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn ngân sách nhà nước, tài chính Công đoàn và các nguồn vốn hợp pháp khác; Báo cáo kết quả thực hiện và định hướng công tác đổi mới, phát triển doanh nghiệp của Tổng LĐLĐ Việt Nam; Báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất của tổ chức Công đoàn.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc phiên họp

Ông Nguyễn Đình Khang đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung quan trọng nêu trên. Về Tờ trình giải quyết HĐLĐ tại các LĐLĐ tỉnh, thành phố, ông Nguyễn Đình Khang cho biết theo báo cáo của 63 LĐLĐ tỉnh, thành phố, đến nay, 38 LĐLĐ tỉnh, thành phố đang sử dụng HĐLĐ làm chuyên môn và kế toán với tổng số 600 người. Tuy nhiên, về thực hiện số lượng biên chế của các cấp Công đoàn tỉnh hiện nay, một số nơi vẫn chưa được cấp có thẩm quyền giao cụ thể, rõ ràng nên gây nhiều khó khăn cho việc thi, tuyển dụng công chức và bố trí, sắp xếp cán bộ Công đoàn. Do thiếu hụt về biên chế nên số HĐLĐ làm việc tại Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đều đảm nhiệm công tác chuyên môn, nghiệp vụ chính của đơn vị như một công chức, viên chức thực thụ nhưng vì chưa được biên chế nên không được xem xét quy hoạch, bầu giữ các vị trí quan trọng của tổ chức Công đoàn…


Tin-ảnh: V.Duẩn